Thiếu vật liệu làm nền cho hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm đang là bài toán nan giải chưa có cách giải quyết của nhiều tỉnh.
Cụ thể là thực hiện ngoài dự án, thi công vượt cote, tạo vách đứng không đúng phương án được chấp thuận. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đo đạc toàn bộ hiện trạng, địa hình của các khu vực cấp phép khai thác cho đường cao tốc này, nếu có vị trí nào vượt quy định sản lượng cấp phép thì sẽ xử lý.
Ngoài dự án trên, tỉnh Đồng Nai còn đang triển khai hai dự án khác là đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn qua địa bàn tỉnh) và đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Khối lượng vật liệu cần để đắp nền cho 2 dự án này là 6 triệu m3 nhưng hiện Đồng Nai chỉ đáp ứng được 1,7 triệu m3.
Đây là bài toán nan giải với tỉnh Đồng Nai. Chỉ riêng dự án thành phần 2 của đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đơn vị thực hiện đã đề xuất chủ đầu tư Dự án sân bay Long Thành cho dùng 1 phần, trong tổng số 115 triệu m3 đất đào đắp tại dự án này chuyển sang đắp đường cao tốc.
Tuy nhiên, ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhận định, việc lấy đất dôi dư từ dự án sân bay Long Thành là khó. “Hiện nay dự án do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang quản lý. Hơn nữa, dự án này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tỉnh muốn đề xuất phương án sẽ rất khó. Bây giờ chỉ có tận dụng mỏ đá Tân Cang và Phước Bình để làm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là phù hợp”, ông Đức nói.
Hậu quả không mong muốn
Dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây từng xảy ra việc thiếu vật liệu đất đắp. Để giải quyết nhu cầu cấp bách vào thời điểm triển khai dự án, UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra phương án cho phép cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi đất san lấp tại các huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.
Đây là cách làm nhanh nhất, bởi nếu thông qua quy trình cấp quyền khai thác mỏ vật liệu thì thủ tục rất lâu. Tuy rằng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã kịp đưa vào khai thác dịp 30/4/2023, nhưng hậu quả là tỉnh Đồng Nai phải xử lý việc các đơn vị thi công dự án có sai phạm như kết luận nêu trên.