“Cởi nút thắt” vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông

Mặc dù Nhà nước đã có cơ chế đặc thù khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn cung vật liệu cho các dự án giao thông lớn rất khan hiếm, khó khăn, gây chậm tiến độ thực hiện do thủ tục trình, thẩm định để cấp phép khai thác mỏ theo cơ chế đặc thù của các địa phương rất chậm.

giao thong

hia sẻ với phóng viên Báo Đấu thầu, một nhà thầu ở miền Trung cho biết, hiện một số mỏ cát đang khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình các chủ mỏ không đồng ý nâng công suất nếu không được nâng trữ lượng khai thác tương đương với phần khối lượng cung cấp cho dự án cao tốc.

UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này đã có quyết định quyết định bố trí 1,1 triệu m3 cát cho Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau từ 4 mỏ đang khai thác. Đến nay, các nhà thầu đã ký hợp đồng được 2/4 mỏ, còn 2 mỏ chưa ký hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cung cấp cát cho Dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng kế hoạch. Từ cuối tháng 7/2023 đến nay, 2 mỏ dù đã ký hợp đồng nhưng bị tạm dừng hoạt động (1 mỏ bị Tỉnh thu hồi giấy phép; 1 mỏ doanh nghiệp khai thác bị khởi tố, điều tra).

Bộ GTVT cũng cho biết, tình trạng chậm bàn giao mỏ vật liệu cũng diễn ra ở nhiều địa phương khác ở phía Nam. Chẳng hạn, tỉnh Vĩnh Long cần bố trí 5 mỏ để đáp ứng nhu cầu trữ lượng 5 triệu m3, nhưng hiện mới giao được 2 mỏ cho các nhà thầu song lại chưa hoàn thành thủ tục để khai thác; chưa có chủ trương giao nhà thầu 3 mỏ còn lại. Còn tỉnh Đồng Tháp dự kiến tăng công suất mỏ đang khai thác để tiếp tục bố trí cho cao tốc Bắc – Nam 0,5 triệu m3 nhưng đến nay chưa hoàn thành thủ tục. Đối với 6 mỏ đã cấp cho các nhà thầu, việc triển khai các thủ tục để khai thác chưa hoàn thành nên chưa thể khai thác được. Dự án Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đến nay vẫn chưa triển khai các thủ tục để giao mỏ cho nhà thầu.